Sách nói liên quan

Quay lại

Đường Về Xứ Phật – Tập 8

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Mục đích của Đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự khổ của kiếp làm người, tức là giải quyết giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Vì thế, pháp môn của Đạo Phật là pháp môn toàn thiện, mà pháp môn toàn thiện là pháp môn dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là đạo đức nhân quả.

Nhân quả trong hành động

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liên Phước

Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.

Tinh thần du học

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguyễn Việt Cường

Trên đường du học xa quê hương, xa cha, xa mẹ, xa những người thân thương thì con phải làm sao cho xứng đáng với lòng thương yêu ấy? Phải cố gắng học tập, học tập để trở thành người hữu ích cho con, cho đất nước, quê hương... Tổ quốc đang trông chờ những đứa con thân yêu xa quê hương... ngày trở về! Ngày trở về, con phải cố gắng mang về cho đất nước một tài năng, tài năng ấy phải giúp cho dân tộc xóa đói giảm nghèo, đem lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người…

Đạo đức cho mọi người

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngọc Hương

Con đừng nghĩ tu hành theo Phật giáo là phải xuất gia làm Tăng, Ni mới tu tập được rốt ráo. Không phải vậy con ạ! Đạo Phật là chân lý của con người, cho nên sự tu tập của Đạo Phật là sự sống đúng đạo đức không làm khổ mình khổ người. Vì thế, mọi người trong các tầng lớp xã hội đều có thể dành thì giờ học tập đạo đức này đều được cả. Trong cuộc sống hằng ngày buôn bán con vẫn tu tập được, nhưng phải có sự quyết tâm buông xả, phải có sự thông suốt lý nhân quả.

Tu như thế nào đúng pháp

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử Luân

Pháp môn của Phật là pháp xả tâm chứ không phải là pháp môn ức chế tâm. Pháp môn của Phật là pháp môn vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp. Pháp môn của Phật là pháp môn ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp. Pháp môn của Phật là pháp môn toàn thiện. Pháp môn của Phật là một pháp môn đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Pháp môn của Phật là một pháp môn huấn luyện tâm, rèn luyện tâm, như lý tác ý. Pháp môn của Phật là một pháp môn dùng để dẫn tâm vào đạo đức làm người.

Ngăn ác diệt ác pháp

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Cha mẹ cần phải học đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người, dù nó là con mình, mình sanh ra, mình cũng không có quyền làm khổ nó. Nó cũng là một con người như bao nhiêu con người khác, phải đối xử với nó như thế nào cho đúng đạo đức. Cho nên, có học đạo đức mình mới biết đối xử với con cái của mình, còn con cái của mình có học đạo đức thì nó mới biết đối xử với cha mẹ, nó không bao giờ làm cho cha mẹ buồn khổ.

Đường Về Xứ Phật – Tập 5

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Theo lộ trình “Tam Vô Lậu Học”, nhờ sống đúng giới hạnh và giới đức, tu tập đúng các pháp của Phật đã dạy, từ đó chúng tôi sống trong đạo đức nhân quả, không làm khổ mình khổ người. Vì đã không làm khổ mình khổ người, chúng tôi thấy rất rõ là tâm chúng tôi đã ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp tức là chúng tôi đã làm chủ được cuộc sống của chúng tôi, nên thấy rõ thân tâm có một cuộc sống giải thoát, an lạc, vô sự.

Gánh nặng thiện pháp

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nguyệt Cảo

Thầy nói, nhẫn nhục, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Nhớ kỹ trong sự tu tập mình phải mạnh mẽ, cứng rắn, trước thiện pháp mình phải thực hiện cho được. Cho nên, Đức Phật nói: “Gánh nặng thiện pháp”, mình làm việc thiện thì phải chịu gánh nặng của nó. Đức Phật nói rất hay, gánh nặng thiện pháp, nếu mà nhẹ thì đâu có chuyện người ta chửi mình, làm thế này thế khác. Cho nên, mình chịu đựng tất cả những điều đó mà gánh được thiện pháp, chứ đừng để ác pháp.

Nhìn đời bằng nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Nghĩa

Đạo Phật nói đời khổ là để vượt qua mọi sự đau khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa là trốn tránh khổ, nói cách khác cho đúng nghĩa của Đạo Phật là làm cho đời hết khổ, làm cho đời hết khổ là phải tích cực hết mình. Vì thế, đạo đức của Đạo Phật là đạo đức không làm khổ mình khổ người, mà không làm khổ mình khổ người thì làm sao có sự tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm… được?

Nhân quả quá khứ, hiện tại

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Kim

Với trí hữu hạn mà muốn hiểu nhân quả quá khứ thì con sẽ hiểu bằng tưởng, mà hiểu bằng tưởng thì không đúng, nhân quả quá khứ phải hiểu bằng trí vô hạn thì mới cụ thể. Hiện tại nhân quả mình tốt thì vị lại sẽ được hưởng phước báu, có thân ít bệnh tật, cơm ăn áo mặc dư thừa. Nhân quả quá khứ không tốt nên hiện đời có thân phải chịu bệnh tật khổ đau mà không ai thoát khỏi.

Đường Về Xứ Phật – Tập 4

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Qua cuộc vấn đạo trong bộ sách “Đường Về Xứ Phật”, quý vị đã được đọc, đừng vội vàng tin những lời nói trong đây mà hãy suy nghĩ kỹ, nếu sách chỉ vạch chỗ phi đạo đức xét thấy là thật sự phi đạo đức, chỗ lý luận sai mà thật sai, chỗ tu tập giải thoát mà có giải thoát thật sự, chỗ mê tín lạc hậu đúng là chỗ mê tín lạc hậu thật sự như vậy thì quý vị hãy tin, còn ngược lại thì quý vị đừng nên tin, vì chúng tôi cũng chỉ là một người như quý vị.

Sống là tu

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liễu Thiện

Bước vào Đạo Đế tức là bước vào một chân lý trong bốn chân lý của Đạo Phật, mà Đạo Đế là pháp hành của Đạo Phật dạy chúng ta để sống trong cuộc sống với mọi người thì làm gì có dạy chúng ta ly gia cắt ái, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ gia đình sự nghiệp, v.v.. mà dạy chúng ta không làm khổ mình khổ người bằng cách sống đúng chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.