Sách nói liên quan

Quay lại

Đường Về Xứ Phật – Tập 8

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Mục đích của Đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự khổ của kiếp làm người, tức là giải quyết giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Vì thế, pháp môn của Đạo Phật là pháp môn toàn thiện, mà pháp môn toàn thiện là pháp môn dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người, tức là đạo đức nhân quả.

Đường Về Xứ Phật – Tập 7

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói tu tập là nói theo tôn giáo, chứ Phật giáo nói tu tập là nói sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý, người nào biết sống hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý là không hiểu sai Phật pháp. Còn ngược lại tu khác sống khác là không hiểu Phật pháp, nên tu tập gần chết mà không chứng đạo. Người hiểu đúng chỉ cần sống biết xả các chướng ngại pháp là chứng đạo.

Nhân quả phải trả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Đối với luật nhân quả, muốn chuyển hóa thì phải vui vẻ và giữ gìn tâm bất động, xem như không có việc gì xảy ra. Khi nhân quả đến, đến với sự khắc nghiệt cay đắng đến mức độ nào, dù có chết ta cũng giữ gìn tâm bất động, chẳng sợ hãi, chẳng khiếp đảm thì ngay lúc ấy ta đã chuyển hóa nhân quả. Nếu chỉ có một chút xíu sự buồn phiền, than trách trong lòng là ta bị nhân quả chuyển hóa tức khắc, là ta đang tạo thêm nhân quả.

Trả nợ nhân quả quá khứ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thanh Hương

Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được, phải không cháu?

Nhân quả thảo mộc

Nguyên Thanh

Pháp Trí

Gieo nhân nào cho quả nấy, một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể chứa nhiều nhân rất chân thật, rõ ràng, cụ thể. Nhân quả thảo mộc thành do duyên hợp, hoại bởi duyên tan. Đặc tướng, đặc tính nhân quả do duyên hợp quyết định, nên chúng khác biệt với những nhân quả khác. Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được. Muốn được quả tốt thì phải biết gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.

Nhân quả trong hành động

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liên Phước

Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.

Nhất thế y, tam thế suy

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Phước

“Nhất thế y, tam thế suy”, câu này chỉ xác định nhân quả hiện tại và tương lai của ông thầy thuốc “cắt cổ” bệnh nhân, chứ không nói nhân quả giết hại chúng sinh làm thuốc. Giết hại chúng sinh làm thuốc để cứu người thì ông thầy thuốc phải trả nhân quả giết hại chúng sinh, còn người bệnh nhờ con vật làm thuốc mà trị hết bệnh, đó là nhân quả đời trước người bệnh này có gieo nhân quả dám hy sinh mình cứu người, nên con vật phải hy sinh mình để trả nhân quả đã vay đời trước.

Nhân quả làm từ thiện

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Phước

Trong cuộc đời này phải thấy nhân quả mới thấy đúng. Cho nên, làm từ thiện trong hữu lậu là trả vay nợ nhân quả đời trước, chứ có làm từ thiện gì đâu. Chúng ta phải hiểu như vậy! Đời trước vay một đời nay trả mười theo luật nhân quả, không có ai trốn khỏi quy luật nhân quả. Các nhà từ thiện hôm nay là con nợ của nhiều người trong kiếp trước, nên dù muốn dù không cũng phải làm từ thiện, nếu không trả kiểu này (từ thiện) thì phải trả kiểu khác (bị trộm cắp cướp giật, bị thất bại thua lỗ trong sự việc làm ăn như mua cổ phiếu, đánh bạc, đánh đề, vé số, cá ngựa, v.v..).

Đường Về Xứ Phật – Tập 6

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Đạo Phật ra đời nhằm đem lại cho loài người một đạo đức giải thoát, mang lại cho cá nhân mỗi người được hạnh phúc, an vui, thanh thản, bình đẳng, sống hoà hợp, biết tha thứ và thương yêu nhau, biết nhẫn nhục, tùy thuận và đùm bọc lẫn nhau.

Đạo đức cho mọi người

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngọc Hương

Con đừng nghĩ tu hành theo Phật giáo là phải xuất gia làm Tăng, Ni mới tu tập được rốt ráo. Không phải vậy con ạ! Đạo Phật là chân lý của con người, cho nên sự tu tập của Đạo Phật là sự sống đúng đạo đức không làm khổ mình khổ người. Vì thế, mọi người trong các tầng lớp xã hội đều có thể dành thì giờ học tập đạo đức này đều được cả. Trong cuộc sống hằng ngày buôn bán con vẫn tu tập được, nhưng phải có sự quyết tâm buông xả, phải có sự thông suốt lý nhân quả.

Nhân quả là gì?

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Quang

Nhân quả là chữ Hán, nhân có nghĩa là hạt; quả có nghĩa là trái, gồm chung hai chữ nhân quả lại nghĩa đen của nó là hạt và trái. Còn nghĩa bóng là hành động thiện hay ác, nếu hành động thiện thì được phước báo an vui, còn hành động ác thì phải thọ lấy sự đau khổ, tức là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy.

Nhân quả chúng sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Vì hiểu biết nhân quả, cho nên mọi người, mọi vật chung quanh ta đều là những người thân của chúng ta, do đó ta đừng đánh đập chúng mà hãy thương yêu và tha thứ khi chúng đã lỡ lầm xúc phạm đến ta hoặc làm cho ta khổ đau hoặc chúng đói khát ăn lén thực phẩm của ta thì ta nên tha thứ, đừng giết hại chúng, đừng làm chúng đau khổ mà hãy thương xót chúng như thương thân ta vậy con ạ!