Sách nói liên quan

Quay lại

Sống thiện là chứng đạo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Phật tử TP. HCM

Muốn chuyển đổi thói quen xấu ác thành thói quen tốt đẹp hiền thiện thì hằng ngày tu tập không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ chúng sanh, nhờ biết sống tu tập như vậy thì huân tập nghiệp thiện trở thành chứng quả A La Hán. Quả A La Hán là quả toàn thiện, tức là thói quen thiện. Thói quen thiện là thương yêu người và động vật, cỏ cây. Khi chuyển thói quen xấu ác thành thói quen tốt hiền thiện thì làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Tu tập và làm việc

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Quang

Người mới tu mà không lao động thân sanh lười biếng, tâm ý bạc nhược, mất hết ý chí, không còn nghị lực tu tập. Người mới tu phải tu tập trau dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục ly ác pháp. Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu tâm chưa xả mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên tránh cảnh, đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, thì tu tập chẳng đi đến đâu.

Tu hành tránh pháp ức chế tâm

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Tuệ

Đạo Phật là đạo trí tuệ đạo đức không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh tu tập cho mình mà luôn luôn làm cho mọi người vui mình vui, đó là tu thiền định xả tâm. Thiền định xả tâm còn có tên gọi là “Bất Động Tâm Định”. Người có bất động tâm định là người sống trong trí tuệ nhân quả, ứng dụng nhân quả, chủ động điều khiển nhân quả, chuyển hóa nhân quả.

Đường Về Xứ Phật – Tập 7

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Nói tu tập là nói theo tôn giáo, chứ Phật giáo nói tu tập là nói sống không làm khổ mình khổ người, sống không làm khổ mình khổ người là hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý, người nào biết sống hộ trì và giữ gìn bảo vệ chân lý là không hiểu sai Phật pháp. Còn ngược lại tu khác sống khác là không hiểu Phật pháp, nên tu tập gần chết mà không chứng đạo. Người hiểu đúng chỉ cần sống biết xả các chướng ngại pháp là chứng đạo.

Nhân quả phải trả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Đối với luật nhân quả, muốn chuyển hóa thì phải vui vẻ và giữ gìn tâm bất động, xem như không có việc gì xảy ra. Khi nhân quả đến, đến với sự khắc nghiệt cay đắng đến mức độ nào, dù có chết ta cũng giữ gìn tâm bất động, chẳng sợ hãi, chẳng khiếp đảm thì ngay lúc ấy ta đã chuyển hóa nhân quả. Nếu chỉ có một chút xíu sự buồn phiền, than trách trong lòng là ta bị nhân quả chuyển hóa tức khắc, là ta đang tạo thêm nhân quả.

Trả nợ nhân quả quá khứ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thanh Hương

Cháu nên hiểu và chấp nhận mình là một người đang thiếu nợ, mà đã chấp nhận mình là một người thiếu nợ thì phải chấp nhận trả nợ, chấp nhận trả nợ thì phải vui lòng mà trả nợ, có vui lòng trả nợ thì nợ mới dứt, còn nếu cháu không vui mà trả nợ thì làm sao nợ dứt được, phải không cháu?

Phóng sanh, bố thí

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thiện Đức

Đối với Đạo Phật, phóng sanh hay bố thí đều bằng trí tuệ nhân quả soi sáng tận gốc của nhân quả mới bố thí, cúng dường và phóng sanh. Cho nên, Đức Phật dạy bố thí phải chọn lấy những người hiền lành mà bố thí thì mới được phước báo. Muốn phóng sanh thì phải chọn đúng nhân quả mà phóng sanh, chứ không phải đi tìm nhân quả của loài chúng sanh đang trả vay nợ nhân quả mà phóng sanh thì sai, không đúng chánh pháp. Phóng sanh như vậy là lãnh nhân quả của chúng, cho nên người phóng sanh không được phước mà lại gặp tai nạn, đó là lãnh nhân quả của chúng.

Nhân quả thảo mộc

Nguyên Thanh

Pháp Trí

Gieo nhân nào cho quả nấy, một nhân có thể cho ra nhiều quả, một quả có thể chứa nhiều nhân rất chân thật, rõ ràng, cụ thể. Nhân quả thảo mộc thành do duyên hợp, hoại bởi duyên tan. Đặc tướng, đặc tính nhân quả do duyên hợp quyết định, nên chúng khác biệt với những nhân quả khác. Khi duyên thay đổi thì nhân quả thay đổi, cho nên nhân quả có thể chuyển đổi được. Muốn được quả tốt thì phải biết gieo nhân tốt và hợp đủ duyên lành.

Nhân quả trong hành động

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Liên Phước

Con thấy mấy người tốt họ làm ăn phát đạt ghê gớm lắm, còn mấy người keo kiệt, làm mà xấu tính chi li thì họ càng ngày càng suy sụp, bởi vì tính ích kỷ, bỏn xẻn thì nó phải suy sụp thôi. Cho nên, Phật giáo dạy rất hay về nhân quả, phải cởi mở cái lòng nhân của mình càng tốt chừng nào thì phước báo mình càng chồng chất, đó là phước hữu lậu.

Phân biệt tĩnh giác và tỉnh thức

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Kim Quang

TĨNH GIÁC và TỈNH THỨC khác nghĩa, khác hình dạng, chỉ có đồng âm. Chữ TĨNH GIÁC dấu ngã (~), chữ TỈNH THỨC dấu hỏi (?). Pháp TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “BÌNH TĨNH” quan sát phân biệt các pháp nào thiện để tăng trưởng và ngăn chặn diệt trừ các pháp nào ác để “XẢ TÂM”, đó là để giúp tâm bất động trước các ác pháp; là để giúp tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả phần thô; còn pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.

Nhất thế y, tam thế suy

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Phước

“Nhất thế y, tam thế suy”, câu này chỉ xác định nhân quả hiện tại và tương lai của ông thầy thuốc “cắt cổ” bệnh nhân, chứ không nói nhân quả giết hại chúng sinh làm thuốc. Giết hại chúng sinh làm thuốc để cứu người thì ông thầy thuốc phải trả nhân quả giết hại chúng sinh, còn người bệnh nhờ con vật làm thuốc mà trị hết bệnh, đó là nhân quả đời trước người bệnh này có gieo nhân quả dám hy sinh mình cứu người, nên con vật phải hy sinh mình để trả nhân quả đã vay đời trước.

Nhân quả làm từ thiện

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Minh Phước

Trong cuộc đời này phải thấy nhân quả mới thấy đúng. Cho nên, làm từ thiện trong hữu lậu là trả vay nợ nhân quả đời trước, chứ có làm từ thiện gì đâu. Chúng ta phải hiểu như vậy! Đời trước vay một đời nay trả mười theo luật nhân quả, không có ai trốn khỏi quy luật nhân quả. Các nhà từ thiện hôm nay là con nợ của nhiều người trong kiếp trước, nên dù muốn dù không cũng phải làm từ thiện, nếu không trả kiểu này (từ thiện) thì phải trả kiểu khác (bị trộm cắp cướp giật, bị thất bại thua lỗ trong sự việc làm ăn như mua cổ phiếu, đánh bạc, đánh đề, vé số, cá ngựa, v.v..).